CÁCH PHÂN LOẠI IC VÀ ỨNG DỤNG CỦA IC TRONG THỰC TẾ

Nếu không phải dân IT, chắc hẳn bạn chưa biết cách phân loại IC và ứng dụng của IC trong thực tế. Hãy cùng Vandavn.com tìm hiểu nhé!

Cách phân loại IC là gì?

Có rất nhiều loại IC, loại lập trình được và loại cố định chức năng, không lập trình được. Người ta có rất nhiều cách để phân loại IC. Thông thường người ta phân loại IC theo tín hiệu mà nó xử lý. Ví dụ IC nguồn chuyển đổi, điều chỉnh, ổn định dòng điện và mức điện áp đi qua nó. Một nguồn cung cấp điện của IC có thể phân chia và nhân điện thế nhất định từ một nguồn điện áp mong muốn cho bất kỳ điện áp đầu ra công suất mong muốn.

Cách phân loại IC 
IC có nhiều loại khác nhau

- Tham khảo các thông tin tổng quan về điện tử vô cùng hữu ích:

  • System-on-a-chip (SoC) là hệ thống trong một chip.

  • IC công suất có thể xử lý các dòng hay điện áp lớn.

  • Vi điều khiển (microcontroller) chứa tất cả các bộ phận của một máy tính nhỏ.

  • FPGA (Field-programmable gate array) được cấu hình bởi các IC digital của khách hàng.

  • ADC và DAC, chuyển đổi analog ←→ digital.

  • DSP (Digital signal processing).

  • IC cảm biến quá trình như gia tốc, ánh sáng, từ trường, chất độc,…

  • ASSP là sản phẩm tiêu chuẩn cho ứng dụng cụ thể.

  • ASIC với công dụng điều khiên các lò nướng bánh, các thiết bị xe hơi, máy giặt…

  • Công nghệ RFID để giám sát sử dụng cho khóa cửa điện tử chống trộm cao cấp hiện nay.

  • Memory, bộ nhớ lưu trữ.

  • CPU, khá quen thuộc với các bạn yêu máy tính, được xem là bộ vi xử lý của máy tính ngày nay.

Theo công nghệ

  • Lai mạch dày kết hợp với Chip

  • Mạch màng mỏng: phần tử tạo bằng lắng động trên thủy tinh. Thường thấy ở các mạng điện trở. Được chế tạo bằng cách cân bằng điện tử. Các thiết bị này được sản xuất với chi tiết và độ chính xác rất cao đồng thời được bảo vệ và phủ nhúng tốt. Ứng dụng trong sản xuất màn hình phẳng.

  • Monolithic: Các phần tử đặt trên miếng nền vật liệu bán dẫn đơn tinh thể.

Theo mức độ tích hợp

  • IC là thuật ngữ chung. Sau đó được chia ra thành SSI và MSI, LSI, VLSI(CPU, GPU, ROM, RAM, PLA…), ULSI.

Theo như tín hiệu được xử lý 

  • IC hỗn hợp: Xử lý 2 loại tín hiệu trên cùng nhau.

  • IC analog xử lý tín hiệu Analog.

  • IC digital: Xử lý các tín hiệu Digital.

Ứng dụng của IC
Ứng dụng thực tiễn của IC trong điện tử

Ứng dụng của IC là gì?

Mạch tích hợp (IC) là một yếu tố chủ chốt của lĩnh vực điện tử hiện đại. Chúng là trái tim và bộ não của hầu hết các mạch. Một vi mạch tích hợp có chức năng như một bộ khuếch đại, dao động, định thời, bộ nhớ, bộ đếm, bộ nhớ máy tính hoặc một bộ vi xử lý. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra một loại vật liệu mới có thể thay thế công nghệ silicon này vì công nghệ silicon đang tiến tới những giới hạn của vi mạch tích hợp.

Có hai loại IC chính gồm lập trình được và cố định chức năng, không lập trình được. Mỗi IC có tính chất riêng về nhiệt độ, điện thế giới hạn, công suất làm việc, được ghi trong bảng thông tin.

IC giúp mạch tích hợp giảm đi các kích thước của mạch điện. Đồng thời nhờ vào IC mà độ chính xác của thiết bị tăng lên. Đặc biệt công dụng của IC còn tăng lên rất nhiều trong các mạch logic.

Ngày nay, mạch tích hợp còn được ứng dụng nhiều trong các loại khóa cửa điện tử, khóa cửa thông minh Samsung, Epic, Kaadas…

Với những thông tin trên thì chúng ta đã trả lời được câu hỏi đề ra “IC là gì?” cũng như hiểu được các phương pháp phân loại khác nhau của IC trong thực tiễn.

Hãy liên hệ với Vandavn.com qua hotline: 0888.933.699 / 0852.991.688 để được tư vấn tốt nhất!

Hotline 1 : 0852.991.688 Hotline 2 : 0888.933.699