Ở bài viết này, VANDAVN sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm chip là gì cùng lịch sử phát triển của loại linh kiện điện tử tối quan trọng này. Mời bạn xem qua ngay.
Chip là gì?
Bạn có lẽ đã nghe thuật ngữ "chip" khi nói về các máy tính mới. Vậy chính xác chip là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu năng của máy tính? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay bên dưới này.
Tóm lại, chip là một bộ phận hoạt động như trung tâm truyền thông và điều khiển lưu lượng của bo mạch chủ, xác định các thành phần tương thích với bo mạch chủ bao gồm CPU, RAM, ổ cứng và card đồ họa. Nó cũng chỉ ra các lựa chọn mở rộng phần cứng trong tương lai của thiết bị. Và với con chip hợp lý, hệ thống của bạn có thể được ép xung. Ngày nay chip điện thoại cũng là một thành phần quyết định sức mạnh của smartphone.
Trở lại vào lúc máy tính mới được khai sinh, bo mạch chủ PC bao gồm rất nhiều mạch tích hợp rời rạc. Điều này thường đòi hỏi một con chip hoặc chip riêng để kiểm soát từng thành phần hệ thống như chuột, bàn phím, đồ họa, âm thanh, vân vân.
Tất nhiên, việc chia ra như thế này sẽ không hiệu quả, đôi khi gây ra lỗi hệ thống nếu như không được tối ưu hóa hợp lý. Để giải quyết vấn đề này, các kỹ sư máy tính cần phải tạo ra một hệ thống tốt hơn và bắt đầu tích hợp các chip khác nhau vào bo mạch chủ để giảm số lượng con chip có trên mạch hơn.
Với sự ra đời của PCI, các bo mạch chủ Mainboard đã có thể kết nối nhiều chip lại với nhau thành một con chip tổng thế. Từ dó có thể kiểm soát mọi hoạt động của thiết bị. Chip này được kết nối trực tiếp với CPU và hoạt động như một đơn vị trung gian truyền tín hiệu đi tới các thành phần khác của hệ thống như RAM, bộ điều khiển PCI Express và bộ nhớ trong. Nếu các bộ phận này muốn “giao tiếp” với CPU, chúng sẽ phải thông qua con chip trung tâm này.
Thiết kế bo mạch chủ đã trở nên hiệu quả hơn khi sự hợp thể hóa các chip rời.
Tại sao phải quan tâm đến chip điện thoại hay máy tính?
Do những nhiệm vụ mà một con chip phải đảm nhận, chúng sẽ quyết định 3 yếu tố quan trọng sau mà bạn cần phải lưu ý chip là gì để có thể sử dụng thiết bị cho hiệu quả:
- Chip sẽ quyết định xem linh kiện nào tương thích với hệ thống của bạn: thông thường sau một khoảng thời gian sử dụng, người dùng sẽ muốn nâng cấp cấu hình máy tính để phù hợp với nhu cầu làm việc. Nếu bạn không nắm được chip là gì thì sẽ không biết được bạn nên mua linh kiện nào (RAM, card đồ họa rời hay ổ cứng) sao cho có thể tương thích với máy tính hiện tại.
- Chip sẽ quyết định xem máy tính của bạn có khả năng mở rộng không: điều này tương tự như trên, một số dòng chip sẽ không cho phép bạn mở rộng hệ thống. Vì vậy, việc tìm hiểu chip là gì sẽ vô cùng quan trọng trước khi bạn quyết định mua thiết bị nào.
- Chip cũng quyết định khả năng ép xung của hệ thống: điều này đặc biệt cho những ai làm việc đồ họa hoặc lập trình nhiều. Khả năng ép xung của hệ thống phụ thuộc vào con chip là gì. Do đó bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi mua máy nhé.
Chúc bạn thành công.