Hiện nay có rất nhiều công nghệ mới ra đời giúp người dùng có những trải nghiệm mới mẻ. Công nghệ RFID là một công nghệ hiện nay khá phổ biến trong cuộc sống. Hôm nay VANDAVN sẽ cùng các bạn tìm hiểu kĩ hơn về công nghệ này qua khái niệm, đặc điểm và nguyên lí hoạt động và ứng dụng của công nghệ RFID nhé!
RFID là gì?
RFID (Radio Frequency Identification), hay Nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể.
Hay nói cách khác, RFID là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID.
Điểm nổi bật là công nghệ không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.
Hệ thống RFID
Hệ thống RFID là gì?
Một hệ thống RFID tối thiểu gồm những thiết bị sau:
– Thẻ RFID (RFID Tag, còn được gọi là transponder): là một thẻ gắn chíp + Anten
Thẻ RFID có thể thay thế cho các mã vạch trên các sản phẩm có bán tại các siêu thị bán lẻ. Thay vì phải đưa thiết bị vào sát mã vạch để quét, cho phép thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào cả.
Thẻ RFID được đưa vào sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: Quản lý nhân sự, quản lý hàng hóa vào/ra siêu thị, nhà kho,… theo dõi động vật, quản lý xe cộ qua trạm thu phí, làm thẻ hộ chiếu…
Có 2 loại thẻ RFID là RFID passive tag và RFID active tag:
Passive tags: Không cần nguồn ngoài và nhận năng lượng từ thiết bị đọc, khoảng cách đọc ngắn.
Active tags: Được nuôi bằng PIN, sử dụng với khoảng cách đọc lớn.
– Thiết bị đọc thẻ RFID (hay còn gọi là đầu đọc-reader): để đọc thông tin từ các thẻ, có thể đặt cố định hoặc lưu động.
– Antenna: là thiết bị liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc. Thiết bị đọc phát xạ tín hiệu sóng để kích họat và truyền nhận với thẻ.
– Server: nhu nhận, xử lý dữ liệu, phục vụ giám sát, thống kê, điều khiển,..
Đặc điểm của hệ thống RFID
Hệ thống RFID sử dụng hệ thống không dây thu phát sóng radio, không sử dụng tia sáng như mã vạch.
Các tần số thường được sử dụng trong hệ thống là 125Khz hoặc 900Mhz.
Thông tin có thể được truyền qua những khoảng cách nhỏ mà không cần một tiếp xúc vật lý nào.
Có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.
Nguyên lí hoạt động
Thiết bị RFID reader phát ra sóng điện từ ở một tần số nhất định, khi thiết bị RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và thu nhận năng lượng từ đó phát lại cho thiết bị RFID Reader biết mã số của mình.
Các khoảng cách đọc chuẩn của RFID
Khoảng cách đọc phụ thuộc vào một số thông số và điều kiện cụ thể, tùy thuộc vào thẻ là Active hay Passive Tag. Phần lớn thẻ RFID Passive có khoảng cách đọc < 3 feet, tùy thuộc vào dải tần số của đầu đọc. Hệ thống RFID sử dụng dải tần UHF sẽ có khoảng cách đọc lớn hơn, thậm chí có những hệ thống khoảng cách đọc có thể lên tới 300 feet (100 m) phụ thuộc vào từng ứng dụng cụ thể.
- Dải tần hoạt động của hệ thống.
- Khi phải lựa chọn một hệ thống RFID, yêu cầu đầu tiên là chọn dải tần hoạt động của hệ thống.
- Tần số thấp – Low frequency 125 KHz: Dải đọc ngắn tốc độ đọc thấp.
- Dải tần cao – High frequency 13.56 MHz: Khoảng cách đọc ngắn tốc độ đọc trung bình. Phần lớn thẻ Passive sử dụng dải này.
- Dải tần cao hơn – High frequency: Dải đọc từ ngắn đến trung bình, tốc độ đọc trung bình đến cao. Phần lớn thẻ Active sử dụng tần số này.
- Dải siêu cao tần – UHF frequency 868-928 MHz: Dải đọc rộng Tốc độ đọc cao. Phần lớn dùng thẻ Active và một số thẻ Passive cao tần sử dụng dải này.
- Dải vi sóng – Microwave 2.45-5.8 GHz: Dải đọc rộng tốc độ đọc lớn.
Ứng dụng của công nghệ RFID trong sản xuất
Bằng sự hỗ trợ của ứng dụng của công nghệ RFID, rất nhiều công việc được thực hiện của con người đã được giảm thiểu và thay thế bằng hệ thống thiết bị mang lại hiệu quả tốt hơn, chất lượng hơn. Ví dụ:
Trong việc quản lý kho, hệ thống được sử dụng để phân loại dễ dàng các loại vật tư, sản phẩm trong kho thông qua hệ thống được gắn lên từng vật tư và thiết bị đọc. Các dữ liệu thực tế của kho như vị trí, số lượng, phân loại sẽ được thu thập thông qua hệ thống và đưa về lưu trữ, hiển thị tại hệ thống máy chủ của kho.
Trong sản xuất các sản phẩm theo dây truyền, hệ thống được sử dụng để thay thế thẻ Kaban giúp kiểm soát tốt hơn dây chuyền sản xuất, xác định rõ bán thành phẩm đang được gia công ở công đoạn nào và kiểm soát được theo thời gian thực.
Trong việc bảo quản, vận chuyển các sản phẩm tới hệ thống tiêu thụ, hệ thống này được sử dụng cho quá trình theo dõi nhiệt độ, độ ẩm với nhiệm vụ truyền những dữ liệu này về trung tâm kiểm soát. Từ những dữ liệu này sẽ giúp kiểm soát tốt các sản phẩm ở điều kiện tối ưu…
Ưu, nhược điểm của ứng dụng của công nghệ RFID
Ưu điểm
Không cần thiết lập đường ngắm. Để theo dõi các hội đồng nơi nhãn mã vạch có thể được che hoặc trong các ứng dụng mà một phần được sơn hoặc tiếp xúc với các quy trình (như bảo dưỡng) sẽ làm hỏng hoặc phá hủy nhãn mã vạch, ứng dụng của công nghệ RFID là lựa chọn tốt hơn. Thẻ RFID sẽ giữ nguyên vị trí và người đọc sẽ nắm bắt mã mà không phải lo lắng về tầm nhìn.
Dễ dàng viết lại hoặc sửa đổi dữ liệu thẻ. Đối với các ứng dụng mà thẻ RFID di chuyển bằng thùng hoặc nhà cung cấp thay vì với một bộ phận hoặc sản phẩm cụ thể, việc linh hoạt sửa đổi dữ liệu trên sàn cửa hàng có thể giúp thẻ trở nên hữu ích hơn để theo dõi trong các hoạt động sản xuất rất năng động.
Hợp lý hóa theo dõi tài sản. Một loạt các công ty sử dụng để theo dõi các container, pallet và các tài sản đắt tiền khác. Lợi tức đầu tư được tạo ra thông qua tối ưu hóa tài sản và không mua các tài sản không cần thiết, đồng thời cung cấp khả năng truy nguyên nguồn gốc của cả container và nội dung của nó.
Tăng cường khả năng hiển thị chuỗi cung ứng. Quét mã vạch yêu cầu hành động của con người để cung cấp cập nhật vị trí và những lần quét đó chỉ xảy ra không liên tục.
Nhược điểm
RFID vẫn đắt hơn mã vạch. Việc gắn thẻ RFID ở cấp độ vật phẩm cho các sản phẩm hoàn chỉnh rẻ tiền là rất tốn kém. Tuy nhiên, có thể cung cấp ROI thông qua việc gắn thẻ các bộ phận hoặc hàng hóa đắt tiền hơn, và trong trường hợp các ứng dụng vòng kín liên quan đến các tài sản có thể tái sử dụng (như pallet), chi phí của thẻ có thể được khấu hao trong một thời gian dài.
Hầu hết các đối tác thương mại không sử dụng RFID. Để có được lợi ích đầy đủ của RFID trong sản xuất, các nhà cung cấp và người tiêu dùng sẽ cần khả năng gắn thẻ hàng hóa hoặc đọc thẻ RFID trong các cơ sở của họ. Nếu không có sự tham gia của họ (đi kèm với một số chi phí), sẽ có những khoảng trống trong tầm nhìn.
RFID phức tạp hơn mã vạch. Trình đọc ứng dụng của công nghệ RFID phải được cấu hình cẩn thận để đảm bảo bạn có thể quét thành công 100 phần trăm các thẻ. Do đó, nhiều thử nghiệm phải được thực hiện với RFID hơn là với mã vạch để đảm bảo giải pháp hoạt động đúng.